27/10/2016
Yoga là tên chung của một hình thức tập luyện, mỗi bài tập lại có một cái tên khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này xin mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Mỗi bài tập Yoga đều có tên và phương pháp tập khác nhau song vẫn giữ bản chất hòa quyện con người với vũ trụ. Yoga khai sinh có 5 bài tập cơ bản đó là:
1. Bhakti Yoga
Đây là hình thức luyện tập theo xu hướng tín người, sùng bái các vị thần và đấng thượng đế. Người tập BHAKATI có một niềm tin mạnh mẽ về sự tồn tại của các vị thần như thần sáng tạo, thần hủy diệt, thần lửa, thần nước...
Loại Yoga này không đòi hỏi quá nhiều ở người tập về mặt kỹ thuật hay khả năng đặc biệt nào của người tập. Với nền tảng là sự tin tưởng tuyệt đối vào sự tồn tại của một thế lực tối cao tạo ra vạn vật, mang sức mạnh siêu nhiên che chở và bảo vệ con người khỏi sự xâm hại của quỷ dữ. Năng lượng, tình yêu thương vạn vật sẽ được chuyển hóa thành sự hiến dâng. Tình cảm con người cũng được xoay chuyển theo chiều hướng tích cực.
2. Karma Yoga
Người tu hành Karma Yoga có niềm tin mãnh liệt về luật nhân quả. Đối với họ, luật “nhân nào quả đấy” là một thiết luật của tự nhiên và không thể thay đổi. Bởi vậy họ thường tạo nhân tốt bằng cách làm việc thiện nhưng không vụ lợi cho bản thân, giải thoát bản thân ra khỏi sự ràng buộc và thanh lọc tâm hồn để trở nên trong sáng hơn.
Hầu hết con người ta khi làm việc gì đều có chủ định và mục đích đã được xác định trước, dù cho đó là việc làm tốt hay xấu. Nhưng những hành giả Karma lại có tâm hồn cực kì thanh khiết, giống như hành động theo lý trí, họ từ bỏ sự ích kỉ vốn có của con người, cố gắng hết mình để hoàn thành việc mà họ coi là trách nhiệm, là nghĩa vụ của bản thân mà không màng tới sự đền đáp hay biết ơn từ phía còn lại.
Xem ngay>>>3 phương pháp Cardio giảm cân siêu hiệu quả
3. Raja Yoga
Trường phái Yoga tối cao nhất, tập trung vào việc kiểm soát tâm trí, hơi thở của cơ thể bằng cách Thiền Định. Khi đạt tới cảnh giới kiểm soát năng lượng cơ thể tức là đã đạt đực trạng thái Thiền Định. Dưới đây là 8 giai đoạn quan trọng trong Raja Yoga:
Đầu tiên là YAMA (Dama) : Giới.
Thứ hai là NIYAMA (Nidama): Quy luật.
Thứ ba là ASANA : Tư thế.
Thứ tư là PRANAYAMA : Kiểm soát.
Thứ năm là PRATYAHAMA : Làm chủ cơ thể và cảm xúc.
Thứ sáu là DHARANA : Thiền.
Thứ bảy là DHYANA : Thiền Định.
Cuồi cùng là SAMADHI : Đại Định (Xuất Thần).
4. Jnana Yoga
Jnana mang đậm tính chất nghiên cứu khoa học. Người tu tập môn Yoga này sẽ đi sâu vào những vấn đề có sẵn, tìm hiểu rạch ròi các khía cạnh liên quan từ đó đưa ra những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân. Phương pháp này đòi hỏi cao về trí tuệ và khả năng tu duy cùng óc quan sát nhạy bén của người tập. Hơn nữa còn phải tinh thông các loại Yoga nếu không những đánh giá kia chỉ là suy đoán vu vơ của cá nhân mà không mang theo sự hiểu biết.
5. Hatha Yoga
Trường phái Yoga này ra đời muộn hơn các phái khác. Mục tiêu của việc luyện tập là điều khiển xác thịt cơ thể tạo ra những thứ năng mà con người hiện nay gọi là siêu nhiên. Ví dụ điển hình là các trường hợp nuốt đinh sắt, vỏ chai hoặc thậm chí chôn sống vài tháng mà cơ thể không bị phân hủy, khi đào lên vẫn sống lại như thường.
Hatha Yoga kích hoạt cái Vía hoạt động. Vía giống như năng lượng tâm linh cực kì bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa giải thích được. Hiểu nôm na thì nó đem lại cho con người nhiều khả năng đặc biệt không phải ai cũng có được.
Trên đây là 5 trường phái Yoga nổi tiếng và vẫn giữ được bản chất khai sinh của Yoga. Hiện nay Yoga phát triển rất mạnh, ở các nước Châu Âu còn xuất hiện nhiều loại Yoga như Power Yoga, Hot Yoga, Intergral Yoga… nhưng những biến thể này lại thường xuyên phục vụ cho các mục đích kinh doanh vụ lợi, đánh mất đi bản chất tốt đẹp của Yoga.
© Bản quyền thuộc về DungcuthethaoHC.com | Cung cấp bởi Sapo