Hướng dẫn xử lý chấn thương khi tập thể hình

  27/10/2016

  Admin

Chấn thương khi tập thể hình là điều không thể tránh khỏi, đơn giản chỉ là một sai sót nhỏ trong tư thế tập cũng khiến khớp xương bị tổn thương.

Các chấn thương thường gặp

Chấn thương có thể gặp khi tập thể hình

   Các khớp xương  thường là bộ phận phải chịu nhiều tổn thương nhất vì ở đó phải chịu nhiều tác động của lực nén, lực kéo khi luyện tập. Chẳng hạn như khớp cổ tay, có lẽ đây là phần phải gánh chịu nhiều tổn thương nhất bởi vì mọi hoạt động luyện tập đều phải sử dụng đến cổ tay. Biểu hiện của chấn thương gây ra cảm giác đau nhói khó chịu khi vận động cổ tay. Nguyên nhân chủ yếu là do tư thế, động tác luyện tập sai như trong động tác đẩy tạ, cổ tay phải chịu toàn bộ sức nặng của thanh tạ, chỉ cần bàn tay hơi ngửa quá về phía sau là cổ tay đã bị dãn dây chằng quá mức gây ra tổn thương. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, điều cần làm ngay lập tực là dừng buổi tập lại, sử dụng đá bọc trong túi vải hoặc khăn mặt trườm lên vết thương và để chúng nghỉ ngơi 2-3 ngày. Không nên luyện tập tiếp, đặc biệt là tập những bài có liên quan đến cổ tay tránh trường hợp chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Tăng cường các bài tập cổ tay sử dụng tạ tay nhựa sẽ giảm thiểu tối đa khả năng bị chấn thương.

Chấn thương khuỷu tay

   Một vùng nữa cũng gặp khá nhiều chấn thương đó là phần khuỷu tay. Thống kê cho 90% những người gặp vấn đề về khuỷu tay đều do đẩy tạ quá nặng và thiếu kinh nghiệm luyện tập. Hãy nhớ rằng khi đẩy tạ, cơ bắp được sử dụng nhiều nhất khi ta chưa chốt khuỷu tay (tay căng ra hết cỡ), khi tay duỗi thằng thì trọng lượng tạ sẽ dồn nén lên phần cổ tay, khuỷu tay và vai nhiều hơn, những người xương yếu hoặc xương bị lệch về phía trước lại càng dễ bị chấn thương nếu duy trì cách tập sai trong thời gian dài. Chấn thương khuỷu tay rất khó lành và cản trở việc luyện tập rất nhiều, bởi vậy hãy cẩn thận ngay từ trong tư thế tập để phòng tránh chấn thương hết mức có thể.

Chấn thương vai

   Vai cũng là nhóm cơ bị ảnh hưởng rất nhiều trong tư thế hoạt động của con người. Chẳng hản như khi ngủ hoặc ngồi sai tư thế lâu ngày thôi cũng đủ để bạn cảm thấy sự mệt mỏi trên đôi vai. Bởi vậy phải thật cẩn thận khi tập thể hình, nhất là với những bài tập đẩy ngực và kéo xô. Không nên tham chọn những bài tập nặng, vượt quá khả năng của bản thân vì nếu nhìn ở một góc độ nào đó nó cho ta cảm giác thử thách nhiều hơn là hiệu quả mà nó mang lại, hơn nữa khả năng dính phải chấn thương chắc chắn sẽ cao hơn và nghiêm trọng hơn.

   Trên đây chỉ là một số những chấn thương thường gặp nhất khi tập thể hình, để hạn chế được điều này trước hết phải thật cẩn trọng trong việc sử dụng các dụng cụ tập thể hình. Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu, trái cây, một số loại rau xanh. Khi bị chấn thương nếu không biết cách xử lý, cách tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để nhận được lời tư vấn chính xác nhất. 

Đóng góp ý kiến