8 giai đoạn quan trọng trong Raja Yoga

  27/10/2016

  Admin

Đạt tới cảnh giới giác ngộ trong Raja Yoga là cả một quãng đường dài, song hành với nó là 8 nhánh Yoga liên kết cực kì chặt chẽ với nhau.

Tìm hiểu 8 nhánh Raja Yoga

8 nhánh Raja Yoga

   Dưới đây lần lượt sẽ là 8 giai đoạn mà bất kì người tu hành Raja Yoga nào cũng phải trải qua

  1. Yama: gồm 5 giới luật
       Ahimsa              : không sát sinh, không bạo lực từ tư tưởng cho tới hành động.
       Satya                          : Thật thà, trung thực.
       Asteya               : Không trộm cắp.
       Brahmacharya   : thanh khiết, không ham muốn dục vọng.
       Aparigraha                 : Không tham lam, vụ lợi vì bản thân.
  2. Niyama: 5 nguyên tắc, đạo lý
       Saucha              : Trong sạch trong tư tưởng và hành động.
       Santosa             : Biết cách hài lòng.
       Tapas                          : Khổ hạnh, nghiêm khắc với bản thân.
       Svadhyaya                  : Một lòng hướng về Thượng Đế.
  3. Asana: Tư thế
       Asana là những tư thế đặc biệt trong Yoga được giữ cố định nhưng thoải mái, đem lại lợi ích cho dây chằng, cơ khớp và hệ thần kinh, mang lại sự dẻo dai nhất định cho cơ thể. Đặc biệt là việc tác động lên hệ nội tiết, hệ thống cung cáp hormone trực tiếp vào máu. Hoạt động của tuyến nội tiết còn ảnh hưởng rất nhiều tới sư cân bằng trí lực.
  4. Pranayama: kiểm soát năng lượng
       Là hình thức cân bằng năng lượng cơ thể bằng cách điều khiển nhịp thở. Yoga quan niệm có 10 loại khí điều khiển các hoạt động của con người như thở, lưu thông máu, vận động... Trung tâm kiểm soát 10 loại khí này là Pranendirya.  Pranayama sẽ dạy cho bạn cách điều chỉnh hơi thở để kiểm soát nhịp của Pranendirya, đưa tâm hồn trở về trạng thái yên tĩnh, giúp bạn điều chỉnh cân bằng năng lượng trong cơ thể. Đây là bài tập phức tạp và cần có sự hướng dẫn của thầy có nhiều kinh nghiệm, tự ý luyện tập sẽ rất nguy hiểm.
  5. Pratyahara: Giải thoát khỏi sự ràng buộcyoga
  6.    Trút bỏ suy nghĩ về những yếu tố ngoại cảnh là điều cần làm ở giai đoạn này, đưa cơ thể về trạng thái không của định.
  7. Dharana: Định trí
       Tập trung tâm trí vào một điểm xác định. Tập trung cao độ sẽ đưa ta vào trạng thái thiền.
  8. Dhyana: Tham Thiền
       Khi đã luyện tập nhuần nhuyễn Dharana, người tu hành có thể tiến đến Dhyana để đạt được Ý Thức Tối cao, đi vào trạng thái Thiền Định. Điều này cực kì phực tạp và cần có sự hướng dẫn cụ thể của thầy dạy.
  9. Samadhi: Đại Định
       Sau khi đã hoàn thành tốt 7 giai đoạn trên, người tập sẽ đạt tới cảnh giới Samadhi. Nhập định sẽ đưa ta tới Ý Thức tối cao và cảm nhận được điều đó.  Thậm chi hòa nhập làm 1 với thiên nhiên và vụ trụ. Ít ai có thể giải thích được điều này bởi nó diễn ra khi cơ thể, tâm trí đi vào trạng thái ngưng trệ, không hoạt động. Có thể nói đây là đỉnh cao của tu hành, phải trải qua nhiều kiếp mới đạt được.

Đóng góp ý kiến